Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Những phiên bán vốn Nhà nước đình đám

Báo cáo năm 2015, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho hay đã bán vốn thành công tại 120 doanh nghiệp, thu về gần 4.500 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2014 về số doanh nghiệp và 2,3 lần về giá trị so với một năm trước. Trong số này, một số thương vụ nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Phiên đấu giá gây chú ý nhất
nhung-phien-ban-von-nha-nuoc-dinh-dam
Đại gia chi hơn 1.000 tỷ đồng mua cổ phần khách sạn Kim Liên.
Tháng 12/2015, SCIC bán đấu giá 3,6 triệu cổ phần của Công ty Du lịch Kim Liên, tương ứng 52,4% vốn điều lệ  với giá khởi điểm 30.600 đồng. Phiên đấu giá diễn ra sôi động khi các nhà đầu tư liên tục trả giá từ 46.000 đồng lên tới 102.000 đồng cho một cổ phần. Cuối cùng, phần thắng đã thuộc về nhà đầu tư trả giá 274.200 đồng, gấp 9 lần giá khởi điểm.
Xem thêm  Dự báo thời tiết ngày mai                                         

Nguyên nhân khiến phiên đấu giá "nóng" là Công ty Du lịch Kim Liên đang quản lý khách sạn Kim Liên nằm trên 3,5ha đất vàng tại Hà Nội. Phiên đã thu hút được 36 nhà đầu tư đăng ký mua, trong đó có những tên tuổi như ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy), bà Nguyễn Thị Mai Thanh (Chủ tịch HĐQT Công ty Cơ điện lạnh), Tổng công ty du lịch Hà Nội, Tập đoàn Xây dựng miền Trung, Tập đoàn Phúc Lộc... Về phía nhà đầu tư cá nhân, có hai nhà đầu tư 9x cũng sẵn sàng chi hàng trăm tỷ đồng để nắm cổ phần chi phối tại khách sạn Kim Liên.
Phiên đấu giá kỳ lạ nhất
nhung-phien-ban-von-nha-nuoc-dinh-dam-1
Phiên đấu giá cổ phần Công ty Du lịch Đồ Sơn bị nghẽn do nhà đầu tư bỏ nhầm giá.
Phiên đấu giá cổ phần Công ty Du lịch Đồ Sơn hồi tháng 8 được đánh giá có nhiều điểm kỳ lạ nhất trong các phiên đã từng tổ chức. Theo đó, 450.490 cổ phần do Nhà nước nắm tại Du lịch Đồ Sơn được bán với giá khởi điểm 70.400 đồng một đơn vị. Song, kết quả bất ngờ khi giá đặt mua cao nhất lên đến hơn 58,5 tỷ đồng, giá thấp nhất là 70.400 đồng, đưa tổng giá trị bán được lên 26,4 triệu tỷ đồng. Ngay sau phiên đấu giá, trao đổi với báo chí, đại diện SCIC cho biết trường hợp này nhiều khả năng nhà đầu tư bỏ nhầm giá, và quả thực, nhà đầu tư bỏ giá cao nhất đã chấp nhận mất 3 tỷ đồng tiền cọc.
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                

Tuy nhiên, điểm tắc nghẽn cho phiên đấu giá là hai nhà đầu tư tiếp sau cũng trả mức giá cao lên tới 51 tỷ đồng và 40,5 tỷ đồng một cổ phần. Theo quy chế bán đấu giá cổ phần của SCIC, nếu không bán được cổ phần, giá khởi điểm của các phiên đấu giá tiếp theo là những mức giá cao thứ hai, thứ ba của lần đấu giá thứ nhất. Với những mức giá cao chót vót trên, đến nay cổ phần của SCIC tại Du lịch Đồ Sơn vẫn chưa bán xong.
Du lịch Đồ Sơn hiện đang quản lý khu nhà nghỉ Bảo Đại, 2 khách sạn và 3 nhà hàng tại bãi 2 - Đồ Sơn. 
Cổ phiếu tăng chóng mặt sau đấu giá
nhung-phien-ban-von-nha-nuoc-dinh-dam-2
Cổ phiếu của Vikoda tăng mạnh sau phiên đấu giá.
Tháng 7, SCIC thông báo bán thỏa thuận 481.120 cổ phần của Công ty Nước khoáng Khánh Hòa (Vikoda), tương ứng 22,27% vốn điều lệ với giá khởi điểm 126.600 đồng một đơn vị. Mức giá bán trên gây chú ý lớn trên thị trường khi cổ phiếu của nước khoáng Khánh Hòa cùng thời điểm trên Upcom chỉ có giá hơn 5.000 đồng.
Xem thêm  Anh gai xinh                                                                    

Kết thúc giao dịch, toàn bộ số cổ phần trên đã được bán hết. Giá cổ phiếu công ty nhờ hiệu ứng này cũng tăng vọt lên hơn 30.000 đồng. 
Vikoda có vốn điều lệ 21,6 tỷ đồng, chuyên hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng nước khoáng thiên nhiên với thương hiệu Đảnh Thạnh; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng... Năm 2014, công ty đạt gần 137 tỷ đồng doanh thu thuần và 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015, Vikoda đặt mục tiêu doanh thu 150 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13 tỷ đồng.

Chứng khoán nhuộm đỏ

Bước sang phiên chiều, không có thêm dòng tiền vào thị trường, các cổ phiếu lớn vẫn bị bán mạnh khiến VN30-Index giảm gần 8 điểm. Sắc đỏ chiếm chủ đạo, chốt phiên, VN-Index giảm 5 điểm xuống 538 điểm với 167 mã giảm gấp 3 lần mã tăng. HNX-Index chỉ giảm gần 1 điểm xuống 75,5 điểm. Toàn sàn có 144 mã giảm, trong khi có 54 cổ phiếu tăng điểm. Giá trị giao dịch của hai sàn đạt khoảng 2.400 tỷ đồng
Thông tin GAS nâng mức cổ tức đã khiến cổ phiếu dầu khí duy trì được sắc xanh: GAS tăng 300 đồng, PVD tăng 300 đồng,... Ngoài ra BID và CTG cũng ngược dòng tăng lần lượt 500-200 đồng.
Đáng chú ý, dòng tiền đổ dồn vào khiến HAG và HVG tăng kịch trần. HAG tăng 500 đồng và khớp lệnh lên tới 14 triệu đơn vị.
Sau phiên tăng mạnh 20 điểm ngày 25/1, dòng tiền ồ ạt vào thị trường, nhà đầu tư bước vào phiên giao dịch hôm nay với tâm lý khá hoang mang. Tâm lý đè nặng, lực bán lớn đã khiến thị trường giảm sâu. Chỉ 20 phút đầu, VN-Index giảm sâu 11 điểm xuống 531 điểm. HNX-Index cũng giảm 1 điểm xuống 75 điểm. Các mã giảm đang giữ vai trò chủ đạo, hai sàn tràn ngập sắc đỏ.
Dầu thô thế giới quay đầu giảm khiến dòng dầu khí lại trở thành "tội đồ" nhấn chìm thị trường khi hàng loạt mã giảm điểm sâu: PVT giảm 300 đồng, GAS giảm 600 đồng, PVC giảm 300 đồng, PVG giảm 500 đồng,  PVD và PVI giảm 100 đồng,…
Nhiều mã cổ phiếu phiên hôm qua tăng kịch trần, nay đã đảo chiều giảm điểm: FLC, SHN, HAI, SSI, JVC, HVG, HAG...
Sắc đỏ lan toả từ cổ phiếu lớn đến bé trên sàn: VCB và BVH giảm 900 đồng, VNM giảm 3.000 đồng, MSN và MWG giảm 500 đồng, BMP giảm 2.000 đồng, VIC giảm 300 đồng, CII giảm 400 đồng, HPG giảm 700 đồng,…
Xem thêm  Hồ Ngọc Hà                                                              

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng xu hướng ngắn hạn đã có chuyển biến tích cực và hai chỉ số có thể kiểm định các vùng kháng cự 555 của chỉ số VN-Index và 77.5 của chỉ số HNX-Index. Do đó, lực cầu sẽ tiếp tục được cải thiện ở các mức giá cao. Đặc biệt, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, nghĩa là áp lực chốt lời chưa thể gia tăng mạnh ở thời điểm hiện tại. VCSC chính thức nâng xu hướng trong ngắn hạn từ giảm sang tăng. Nhà đầu tư nên chọn thời điểm để mua vào.
Trước đó, đêm 25/1, chứng khoán Mỹ đã có một phiên giảm mạnh khi các chỉ số Dow Jones giảm 1,29%, S&P 500 giảm 1,56%, Nasdaq giảm 1,58%. Giá dầu thô giao tháng 3/2016 tại thị trường New York, Mỹ giảm giảm 5,7%, xuống 30,34 USD một thùng do lo ngại nhu cầu của Trung Quốc suy yếu trong khi các nước sản xuất lớn chưa có ý định cắt giảm sản lượng dầu thô.
Xem thêm  Anh gai dep                                                                                   

Thị trường chứng khoán châu Âu giảm nhẹ do cổ phiếu ngân hàng và hàng hóa giảm mạnh trước triển vọng kinh tế u ám của Trung Quốc. Tại Anh, chỉ số FTSE 100 giảm 0,39%. Chỉ số DAX của Đức giảm 0,29%. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,58%.
Sắc đỏ lan rộng sang thị trường châu Á. Mở phiên, Nickkei giảm 1,82%, Shanghai mất 1,57%, HSI giảm 2,01%.
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                  

Tâm lý nhà đầu tư dần ổn định hơn, mức giảm đã được kìm hãm. Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 4,5 điểm xuống còn 538 điểm. Toàn sàn có 148 mã giảm điểm, gấp 3 số mã tăng. HNX-Index giảm xuống 75 điểm với 126 mã giảm trong khi có 39 cổ phiếu tăng điểm. Giá trị giao dịch hai sàn đang ở mức 1.400 tỷ đồng.
Dòng tiền đổ vào thị trường, lực mua được cải thiện khiến một số cổ phiếu lấy lại được sắc xanh: BID tăng 500 đồng, GAS tăng 800 đồng, PVD và BIC tăng 200 đồng, EIB tăng 100 đồng… Trong đó, HAG tăng kịch trần lên 8.900 đồng, khối lượng giao dịch hơn 11 triệu đơn vị.